Cách Kiểm Soát Bệnh Tiểu Đường của Quý Vị

Quý vị có thể cảm thấy sợ hãi khi biết mình mắc bệnh tiểu đường, nhưng hơn bao giờ hết, những người được chẩn đoán mắc bệnh này đang sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn. Các hành động như kiểm tra lượng đường trong máu, thực hiện chế độ ăn uống dành cho bệnh nhân tiểu đường và uống thuốc sẽ giúp kiểm soát tình trạng bệnh.

 

Chúng tôi cung cấp các lớp học và hỗ trợ để giúp các hội viên mắc bệnh tiểu đường học cách tự chăm sóc bản thân. Chỉ cần thay đổi một vài lối sống và đi kiểm tra sức khỏe, bệnh tiểu đường sẽ không cản trở quý vị sống một cuộc sống năng động và khỏe mạnh.

Chương trình miễn phí dành cho bệnh tiểu đường

Chương trình chăm sóc và hướng dẫn về bệnh tiểu đường

Dự án Dulce là chương trình hướng dẫn những người mắc bệnh tiểu đường cách sống khỏe mạnh. Chúng tôi tự hào cung cấp chương trình này cho các hội viên và gia đình của họ.

Mỗi lớp học sẽ có một Giáo Viên Sức Khỏe được Chứng Nhận hướng dẫn:

  • Tìm Hiểu về Bệnh Tiểu Đường
  • Ăn Uống Lành Mạnh
  • Kiểm Soát Vấn Đề Bệnh một cách Lành Mạnh và Hoạt Động Thể Chất
  • Bệnh Tiểu Đường Và Thuốc
  • Sống khỏe mạnh với Bệnh Tiểu Đường

Quý vị sẽ được học mọi điều, từ cách phát hiện các dấu hiệu lượng đường trong máu thấp và cao cho đến cách đặt ra các mục tiêu có thể đo lường.

 

Để bắt đầu chương trình này, quý vị hãy đăng ký lớp học bằng cách vào trang Sự Kiện Cộng Đồng của chúng tôi. Quý vị chỉ cần nhập “Diabetes (Bệnh tiểu đường)” vào thanh tìm kiếm để xem tất cả các lựa chọn có trong Inland Empire.

Chương trình hướng dẫn sức khỏe tim mạch

Người mắc bệnh tiểu đường có thể có nguy cơ cao bị cholesterol cao và/hoặc huyết áp cao, có thể dẫn đến bệnh tim. Chương Trình Trái Tim Khỏe Mạnh của chúng tôi hướng dẫn những cách để giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Chương trình cung cấp ba lớp học:

  • Giới Thiệu về Trái Tim Khỏe Mạnh
  • Kiểm Soát Áp Huyết của Quý Vị
  • Kiểm Soát Mỡ Trong Máu (Cholesterol) của Quý Vị

 

Tìm kiếm “Healthy Heart (Trái Tim Khỏe Mạnh)” trên trang Sự Kiện Cộng Đồng của chúng tôi để xem ngày, giờ và địa điểm của lớp học tiếp theo. Chúng tôi hy vọng được gặp quý vị ở đó.

Khám sức khỏe cho bệnh tiểu đường

Khám mắt cho người bệnh tiểu đường

 

Mắc bệnh tiểu đường khiến quý vị có nguy cơ cao mắc các vấn đề về mắt, có thể dẫn đến mất thị lực hoặc mù lòa. Bệnh mắt do tiểu đường không có dấu hiệu cảnh báo sớm. Vào thời điểm quý vị nhận thấy những thay đổi về thị lực, mắt quý vị có thể đã bị tổn thương nặng.

 

Đó là lý do tại sao quý vị nên khám mắt tiểu đường ít nhất mỗi năm một lần, ngay cả khi bệnh tiểu đường của quý vị được kiểm soát tốt. Khám mắt cho người tiểu đường có thể giúp phát hiện sớm các vấn đề để bảo vệ thị lực của quý vị.

 

Quý vị không cần phải được giới thiệu để đi khám mắt do bệnh tiểu đường. Hãy gọi cho bác sĩ nhãn khoa IEHP của quý vị ngay hôm nay để đặt lịch khám miễn phí.

Để tìm bác sĩ nhãn khoa gần quý vị, hãy sử dụng công cụ Tìm Bác Sĩ (Find a Doctor) của chúng tôi:

  1. Hãy đến trang Tìm Bác Sĩ (Find a Doctor) của chúng tôi.
  2. Nhấn vào “Tìm kiếm nâng cao (Advanced Search)”.
  3. Chọn chương trình của quý vị.
  4. Nhập mã bưu chính hoặc thành phố của quý vị.
  5. Tìm kiếm theo “Dịch Vụ Thị Giác (Vision Services).”
  6. Chọn các cách lọc thông tin khác nếu cần.
  7. Nhấn vào “Tìm kiếm (Search)” và xem danh sách bác sĩ nhãn khoa.

Xét Nghiệm Huyết Sắc Tố A1C (Hemoglobin A1C)

 

Xét nghiệm Huyết sắc tố A1C (Hemoglobin A1C) trong phòng thí nghiệm cho thấy lượng đường trong máu trung bình của quý vị trong hai đến ba tháng qua. Xét nghiệm này là một phần quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường của quý vị.

 

Các bác sĩ khuyên quý vị nên xét nghiệm A1C ít nhất hai lần một năm, nhưng điều này phụ thuộc vào việc quý vị kiểm soát lượng đường trong máu của mình tốt ra sao.

 

Quý vị có thể cần thực hiện xét nghiệm này thường xuyên hơn nếu:

  • Chỉ số A1C của quý vị quá cao.
  • Quý vị dự định có thai.
  • Quý vị bắt đầu dùng thuốc mới để điều trị tiểu đường.
  • Bác sĩ thay đổi kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường của quý vị.

Khám sức khỏe thận

 

Mắc bệnh tiểu đường khiến quý vị có nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính (Chronic kidney disease, hoặc CKD). Khi bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt, lượng đường trong máu cao có thể gây hại cho thận theo thời gian.

 

CKD không thể chữa khỏi, nhưng có thể điều trị và kiểm soát được. Điều quan trọng là quý vị phải hợp tác chặt chẽ với bác sĩ để ngăn ngừa hoặc phát hiện CKD ở giai đoạn đầu. Bác sĩ sẽ muốn quý vị khám thẩm định về bệnh CKD ít nhất mỗi năm một lần.

Kiểm tra huyết áp

 

Hai trong số ba người mắc bệnh tiểu đường bị cao áp huyết. Cao áp huyết là khi máu di chuyển qua các mạch máu với lực quá mạnh, khiến tim quý vị phải làm việc nhiều hơn. Theo thời gian, tình trạng này có thể gây ra bệnh tim và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề khác liên quan đến bệnh tiểu đường.

 

Những người bị cao áp huyết không phải lúc nào cũng biết mình bị bệnh vì không có dấu hiệu rõ ràng. Kiểm tra áp huyết của quý vị mỗi lần đi khám bác sĩ. Nếu quý vị bị cao áp huyết cao, hãy kiểm tra hàng ngày tại nhà.

 

Giữ cho áp huyết ở mức khỏe mạnh (dưới 120/80) có thể giúp quý vị ngăn ngừa hoặc trì hoãn cơn đau tim hoặc đột quỵ. Hãy trao đổi với bác sĩ để biết mức áp huyết lý tưởng của quý vị.

Khám chân

 

Bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương thần kinh khiến quý vị mất cảm giác ở bàn chân. Bệnh cũng làm giảm lưu lượng máu đến bàn chân, khiến vết thương khó lành hoặc chống nhiễm trùng. Nếu quý vị bị tiểu đường, quý vị nên kiểm tra bàn chân hàng ngày để xem có vết cắt và vết loét nào không.

 

Mỗi năm một lần, quý vị cũng nên đi khám chân tại phòng khám bác sĩ. Lần khám này sẽ kiểm tra các dấu hiệu của bất kỳ vấn đề nào ở bàn chân có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng nếu không được điều trị sớm.

Nguồn Trợ Giúp Thêm

Khi nhấp vào các liên kết bên dưới, quý vị sẽ rời khỏi trang IEHP.

Trung Tâm Điều Trị Bệnh Tiểu Đường Loma Linda

 

Các hội viên IEHP có thể gọi số 909-558-3022 để lấy hẹn. Vào trang mạng của trung tâm để tìm hiểu thêm.

icon

Hiệp Hội Tiểu Đường Hoa Kỳ

 

Truy cập trang mạng Hiệp Hội Bệnh Tiểu Đường Hoa Kỳ (ADA) để nhận lời khuyên về cách ăn uống lành mạnh và duy trì sức khỏe khi mắc bệnh tiểu đường.

Trung Tâm Kiểm Soát Và Phòng Ngừa Dịch Bệnh Hoa Kỳ (CDC)

 

Tìm hiểu thêm thông tin về bệnh tiểu đường trên Trang Bệnh Tiểu Đường của CDC.

Sự Thật về Sức Khỏe Bàn Chân

 

Tìm hiểu cách bảo vệ đôi chân của quý vị và giữ cho chân khỏe mạnh tại trang mạng của Học Viện Phẫu Thuật Bàn Chân Và Mắt Cá Chân Hoa Kỳ (American College of Foot and Ankle Surgeons’ website).

Chương Trình Giáo Dục Bệnh Tiểu Đường Quốc Gia

 

Tìm hiểu cách quý vị có thể tránh các vấn đề liên quan đến bệnh tiểu đường trên trang mạng của Chương Trình Giáo Dục Bệnh Tiểu Đường Quốc Gia (NDEP).

Reader 6.0 trở lên để xem các trang PDF. Tải xuống Adobe Acrobat Reader.